#5 ứng dụng bột đá siêu mịn phổ biến nhất #2021
Bạn đang muốn tìm hiểu về bột đá siêu mịn có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo dõi ngay bài viết này để có cái nhìn tổng quát nhất về loại sản phẩm này nhé!
Những loại bột đá siêu mịn hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 3 loại bột đá phổ biến đó là: dolomite, đá vôi(còn gọi là bột đá trắng), đá đen. Chi tiết về từng loại bột đá như sau:
1. Bột đá dolomite
Bột đá dolomite hay còn được gọi là vôi dolomite được sản xuất từ việc nung nóng đá dolomite. Với những thành phần chính như: CaO, MgO, Al2O3, Na2, K2, SiO2, SO4, Sr, Li, B, Ti, Mn,…
Với màu sắc xám đặc trưng và kích thước nhỏ chỉ với 60 micron hoặc có thể được sản xuất tùy theo nhu cầu của khách hàng.
2. Bột đá đen
Bột đá đen có thành phần cấu tạo chính là từ CaCO3 (Canxi cacbonat). Là loại sản phẩm chuyên dùng trong sản xuất gạch terrazzo, gạch không nung, đá đen mài granito, phân bón nông nghiệp,….
Màu sắc đặc trưng là màu đen do có lẫn nhiều tạp chất khác nhau như á phiến silic, đá ma cma, silica, đất sét, bùn, cát,… Kích thước của loại bột này từ 75 - 150 micron và độ mịn là 90 micron hoặc tùy theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất.
3. Bột đá vôi (bột đá trắng)
Với nguyên liệu sản xuất chính là từ đá vôi nên chất lượng của loại bột đá này dựa theo hàm lượng có trong đá vôi. Nếu hàm lượng Canxi cacbonat càng lớn thì chất lượng của sản phẩm càng cao.
Do được sản xuất từ bột đá vôi có hàm lượng cao nên màu sắc chủ đạo của loại bột này là màu trắng. Kích thước ở dạng siêu mịn là từ 60 - 75 µm
>>> Xem thêm: Địa chỉ cung cấp bột đá Hà Nam
#5 Ứng dụng của bột đá siêu mịn phổ biến nhất hiện nay
Bột đá được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác nhau nhằm phục vụ đời sống của con người. Vậy hiện nay bột đá được dùng nhiều nhất trong ngành sản xuất nào? Cùng theo dõi cụ thể dưới đây.
#1. Ứng dụng trong sản xuất nhựa
Bột đá xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm làm từ nhựa và là nguyên liệu không thể thiếu. Các sản phẩm nhựa điển hình trong số đó bao gồm: trần, khung, cửa nhựa, ống nhựa PVC, phụ kiện nhựa, dây cáp điện, sản xuất màng và sợi nhựa. Loại bột này đem lại những lợi ích trong quá trình sản xuất nhựa cụ thể như sau:
Giúp gia tăng độ bền, độ phân tán các loại hóa chất có trong nhựa một các tốt hơn, tăng độ bóng của nhựa từ đó cải thiện chất lượng của sản phẩm.
Bột đá làm tăng độ cứng và rút ngắn thời gian cũng như chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
Sản phẩm có giá thành rẻ, đồng thời còn có khả năng chống cháy (sử dụng trong sản xuất dây điện)
Làm tăng khả năng chịu nhiệt của sản phẩm
#2. Sản xuất gốm sứ
Bột đá là nguồn cung cấp canxi oxit chính để sản xuất gốm sứ, nó được sử dụng nhằm tăng độ cứng của gốm sứ đồng thời hạn chế việc co rút trong quá trình nung.
Đặc biệt nếu trộn bột đá với gốm với tỷ lệ chuẩn sẽ giúp đạt được độ giãn nở tuyệt đối giữa lớp men và gốm.
#3. Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Bột đá là chất giúp ổn định độ PH trong đất rất tốt đồng thời còn được dùng làm phân bón giúp cây trồng phát triển rất tốt. Ngoài ra nó còn là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thuốc trừ sâu và làm thức ăn chăn nuôi.
#4. Dùng trong sản xuất thủy tinh
Trong quá trình sản xuất thủy tình thì bột đá là thành phần chính không thể thiếu. Khi sử dụng sẽ giúp thủy tinh ổn định và tăng độ nhớt và bền cho thủy tinh, giúp cho sản phẩm nâng cao khả năng kháng cự với những tác động xấu của môi trường.
#5. Sản xuất giấy
Bột đá được sử dụng thay cho cao lanh và đất sét, 2 loại có giá thành cao. Còn bột đá thì lại có trữ lượng lớn trong tự nhiên nên có giá thành vô cùng rẻ. Nhờ có sự trợ giúp của bột đá giấy có được độ đục, độ bóng và khả năng in ấn vượt trội.
Thông qua bài viết này Khang Bảo Châu muốn chia sẻ tới quý vị những thông tin về bột đá siêu mịn và những ứng dụng của bột đá trong các ngành sản xuất đang phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn cần tư vấn thêm về giá bột đá vui lòng liên hệ hotline: 0915 501 955 để được hỗ trợ nhé!